Các lệnh phát xung trên PLC Mitsubishi dòng FX

Ngày 08-08-2023 Lượt xem 17260

1- Giới thiệu tổng quan sơ bộ về PLC Mitsubishi

Các dòng PLC Mitsubishi thường gặp nhất hiện nay và được sử dụng rộng rãi phải kể đến như: 

1. PLC MITSUBISHI FX Series: FX0, FX1N, FX1S, FX2N, FX3U, FX3G, FX5U

2. PLC MITSUBISHI A Series: Q02A, Q06A.

3. PLC MITSUBISHI dòng Q Series: Q00xCPU, Q01xCPU, Q02xCPU…

4. PLC MITSUBISHI L Series: L02, L06, L26…

5. PLC MITSUBISHI Motion: A171SH, A172SH, A173, A273.

Hình 1. Các dòng PLC Mitsubishi thường gặp

Thông số kỹ thuật:

- Điện áp nguồn cung cấp: 12-24VDC hoặc 100/230VAC.

-  Bộ nhớ chương trình: 8000 bước.

-  Kết nối truyền thông: cung cấp chuẩn kết nối RS485/RS422/RS232 thông qua board mở rộng.

- Bộ đếm tốc độ cao: 1 phase: 6 đầu vào max. 60kHz, 2 phases: 2 đầu vào max.30kHz.

- Loại ngõ ra: relay, transistor.

-  Phát xung tốc độ cao: 2 chân phát xung max 100kHz.

- Tổng I/O: 14,24,40,60 I/O.

- Có thể mở rộng lên tới 132 I/O thông qua module.

- Có thể mở rộng tối đa lên tới 2 module chức năng.

Hình 2. PLC Mitsubishi FX2N

Thông số kỹ thuật:

- Điện áp nguồn cung cấp: 24VDC hoặc 100/230VAC.

- Bộ nhớ chương trình: 16000 bước.

- Kết nối truyền thông: cung cấp chuẩn kết nối RS485/RS422/RS232 thông qua board mở rộng.

- Bộ đếm tốc độ cao: max. 60kHz, 2 phases: 2 đầu vào max. 30 kHz.

- Loại ngõ ra: relay, transistor

- Phát xung tốc độ cao: 2 chân phát xung max 20kHz.

- Tổng I/O: 16,32,48,64,80,128  I/O.

- Có thể mở rộng lên tới 256 I/O thông qua module.

- Có thể mở rộng tối đa lên tới 8 module chức năng.

Hình 3. PLC Mitsubishi FX1S

Thông số kỹ thuật:

- Điện áp nguồn cung cấp: 24VDC hoặc 100/240VAC

- Bộ nhớ chương trình: 2000 bước.

- Kết nối truyền thông: chuẩn RS422.

- Bộ đếm tốc độ cao: 1 phase: 6 đầu vào max 60kHz, 2 phases: 2 đầu vào max. 30kHz.

- Loại ngõ ra: relay, transistor.

- Phát xung tốc độ cao: 2 chân phát xung max100kHz.

- Tổng I/O: 10,14,20,30.

- Không có khả năng mở rộng thêm module chức năng.

Hình 4. PLC Mitsubishi FX3G

Thông số kỹ thuật:

- Điện áp nguồn cung cấp: 24VDC hoặc 100/240VAC.

- Bộ nhớ chương trình: 32000 bước.

- Kết nối truyền thông: hỗ trợ kết nối RS232, RS485, USB, Ethernet, CAN, Cclink.

- Bộ đếm tốc độ cao: max 60 kHz.

- Loại ngõ ra: relay, transistor.

- Phát xung tốc độ cao: lên tới 3 chân 100kHz.

- Tổng I/O: 14/24/40/60.

- Có thể mở rộng lên tới 128 I/O thông qua module hoặc 256 I/O thông qua mạng CC-Link.

Hình 5. PLC Mitsubishi FX3U

Thông số kỹ thuật:

- Điện áp nguồn cung cấp: 24VDC hoặc 100/240VAC.

- Bộ nhớ chương trình: 64000 bước.

- Kết nối truyền thông: hỗ trợ kết nối RS232, RS485, USB, Ethernet, profibus, CAN, Cclink.

- Bộ đếm tốc độ cao: max. 100kHz, lên tới 200kHz với module chức năng.

- Loại ngõ ra: relay, transistor.

- Phát xung tốc độ cao: max 100kHz, lên tới 200kHz hoặc 1Mhz với module chức năng.

- Tổng I/O: 16/32/48/64/80/128.

- Có thể mở rộng lên tới 256 I/Os thông qua module hoặc 384 I/O thông qua mạng CC-Link.

Hình 6. PLC Mitsubishi FX5U

Thông số kỹ thuật:

- Điện áp nguồn cung cấp: 100-240VAC hoặc 24VDC.

- Bộ nhớ chương trình: 64000 bước.

- Kết nối truyền thông: hỗ trợ kết nối  RS485, Ethernet.

- Tích hợp 2 ngõ vào Analog và 1 ngõ ra Analog.

- Bộ đếm tốc độ cao: lên tới 6 chân max. 200kHz.

- Loại ngõ ra: relay, transistor.

- Phát xung tốc độ cao: 4 kênh max. 200kHz.

- Tổng I/O: 32/64/80.

2- Giới thiệu chế độ điều khiển Servo, Step

- Điều khiển vị trí: quay động cơ với một số vòng quay được xác định trước. Ứng dụng nhiều trong các hành trình kéo sản phẩm như máy cắt bao bì, máy đóng gói. Động cơ sẽ kéo bao bì đúng theo chiều dài túi được đặt trước.

- Điều khiển tốc độ: duy trì bám sát tốc độ được cài đặt. Ví dụ có thể ứng dụng trong việc đồng bộ tốc độ của dao cắt với tốc độ sản phẩm đưa vào trong dao chặt giấy bao bì carton, máy đóng gói dạng nằm, …

- Điều khiển lực căng: nổi bật trong các ứng dụng kéo dây, việc duy trì ổn định lực căng, momen xoắn đầu trục động cơ sẽ không làm trùng hoặc căng đứt dây.

Trong việc điều khiển vị trí, với drive Servo, drive Step sẽ sử dụng phương pháp điều khiển bằng việc nhận xung tần số cao ở cổng vào I/O.

 

Hình 7. PLC Mitsubishi phát xung điều khiển

3- Các lệnh phát xung thường dùng

 Các dòng PLC hỗ trợ phát xung tốc độ cao thì điều kiện cần thiết ngõ ra của PLC phải là dạng điện tử – Transistor. Khi đó nếu CPU hỗ trợ lệnh, chúng ta sẽ có thể dùng một trong các lệnh như sau:

- PLSV: Phát xung vuông với tần số và số xung vô hạn, phát xung kèm thêm phát lệnh đảo chiều theo giá trị +/- của xung.

- PLSY : Phát xung vuông với tần số và số xung hữu hạn được đặt trong tham số lệnh.

- PLSR : Phát xung vuông tương tự lệnh PLSY nhưng có thêm tham số hiệu chỉnh việc tăng tần số phát xung và giảm tần số phát xung khi khởi động và kết thúc lệnh phát xung. Việc này tạo sườn dốc khi khởi động và dừng, giúp làm mềm chuyển động hơn lệnh PLSY ở những tốc độ cao.

- DRVI : Phát xung kèm thêm phát lệnh đảo chiều theo giá trị +/- của xung. Lệnh này cũng cho phép cài đặt chỉ số hiệu chỉnh sườn dốc khi bắt đầu và chuẩn bị kết thúc lệnh. Mỗi lần phát xung, số xung được tính tương đối theo lệnh.

- DRVA : Tương tự lệnh DRVI, nhưng vị trí ban đầu được xác định tuyệt đối. Số xung sẽ lưu lại trong thanh ghi và xác định tuyệt đối so với điểm ban đầu.

https://thibitudo.com/uploads/thietbidien2hand/images/hinh_bai_viet/pin.PNG

Hình 8. Sơ đồ kết nối PLC FX1S với Driver

- Chân PP là chân nhận xung ( Pusle)

- Chân NP là chân nhận hướng ( Dir)

- PLC ngõ ra xung Y0

- PLC ngõ ra hướng Y1

- Analog Output

Lập trình PLC Mitsubishi phát xung điều khiển

Lệnh phát xung PLSY-DPLSY

Cú pháp: PLSY D0 D1 Y000

Ý nghĩa của lệnh

- D0 : Tần số xung sẽ phát ra, thanh ghi D0 này sẽ quyết định tốc độ của Servo.

- D1 : Số xung sẽ phát ra khi lệnh PLSY được kích hoạt (là tổng số xung cần phát khi lệnh PLSY được kích hoạt).

- Y000 : là ngõ phát xung Y000 được lựa chọn.

Hình 9. Lệnh phát xung PLSY-DPLSY

Lệnh phát xung PLSV-DPLSV

Cú pháp: PLSV D4 Y000 Y0001

Ý nghĩa của lệnh

- D4 : Tần số xung phát xung.

- Y0 : Ngõ phát xung Y000 được lựa chọn.

- Y1: Ngõ ra đảo chiều

Hình 10. Lệnh phát xung PLSV-DPLSV

Lệnh phát xung PLSR-DPLSR

Cú pháp: PLSV D0 D2 D4 Y000

Ý nghĩa của lệnh

- D0: Tần số phát xung

- D2: Số xung sẽ phát ra khi lệnh PLSR được kích hoạt.

- D4 : Thời gian tạo quá trình tăng tần số và giảm tần số khi thực hiện lệnh. Tính theo đơn vị ms.

- Y000: Ngõ ra xung.

Hình 11. Lệnh phát xung PLSR-DPLSR

Lệnh phát xung DRVI-DDRVI

Cú pháp: DRVI D0 D2 Y000 Y001

Ý nghĩa của lệnh

- D0: Tần số phát xung

- D2: Số xung sẽ phát ra khi lệnh DRVI được kích hoạt.

- Y000: Ngõ ra xung.

- Y001: Ngõ ra hướng.

Hình 12. Lệnh phát xung DRVI-DDRVI

Lệnh phát xung DRVA-DDRVA

Cú pháp: DRVA D0 D2 Y000 Y001

Ý nghĩa của lệnh

- D0: Tần số phát xung.

- D2: Vị trí cần đến.

- Y000: Ngõ ra xung.

- Y001: Ngõ ra hướng.

Hình 13. Lệnh phát xung DRVA-DDRVA

4- Một số thanh ghi sử dụng trong phát xung

CÁC CỜ NHỚ SỬ DỤNG TRONG LẬP TRÌNH PHÁT XUNG

M8340, Hiển thị trạng thái phát xung chân Y0

M8350, Hiển thị trạng thái phát xung chân Y1

M8360, Hiển thị trạng thái phát xung chân Y2

M8029: Cờ báo hoàn thành phát xung chân Y0

M8030: Cờ báo hoàn thành phát xung chân Y1

CÁC VÙNG NHỚ SỬ DỤNG TRONG LẬP TRÌNH PHÁT XUNG

D8140-D8141: Lưu giá trị hiện tại của Y0

D8142-D8143: Lưu giá trị hiện tại của Y1

D8146 – D8147: Lưu tốc độ tối đa

D8148: Thời gian tăng/ giảm tốc ( Áp dụng cho PLC FX3G, FX5U)

Như vậy An Phat Automaiton đã giới thiệu xong cơ bản các chức năng phát xung của PLC Mitsubishi và một số thanh ghi đặc biệt.

Chúng tôi có mở các khóa học đào tạo lập trình PLC cho sinh viên và cho người đi làm, xin liên hệ: Mr. Tú: 0919.318.979

 

 

HOTLINE

0352 873 258
zalo
zalo Chat với tư vấn viên Gọi ngay